Thời tiết nóng ẩm mưa nhiều ở nước ta chính là điều kiện “thuận lợi” khiến cho dịch sốt xuất huyết bùng phát nhanh chóng và lây lan dữ dội, trong đó trẻ em là đối tượng cần đặc biệt lưu ý. Với những dấu hiệu nhận biết không cụ thể cộng thêm trẻ thường có sức đề kháng yếu nên việc phát hiện và chữa trị chậm trễ đã gây ra nhiều đáng tiếc.
Theo thống kê số ca tử vong vì bệnh này tăng nhanh sau mỗi năm khiến các bậc cha mẹ không khỏi lo lắng. Vì thế, việc tìm hiểu về nguyên nhân, Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em cũng như cách phòng bệnh là điều cần thiết để bảo vệ con trước “đại dịch mùa mưa” này. Hãy cùng theo dõi một vài thông tin được Elite Symbol tổng hợp dưới đây nhé.
Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em là gì?
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra và vật chủ lây truyền virus này chính là loài muỗi vằn Aedes Aegypti. Loài muỗi vằn gây ra bệnh sốt suất huyết thường sống ở các vũng nước đọng nhân tạo như chậu cây thủy sinh, bể chứa lâu ngày, các vũng nước đọng… Muỗi Aedes Aegypti hoạt động cao điểm vào sáng sớm và chiều tà, đây cũng là 2 thời điểm mà trẻ nhỏ vui chơi nên rất dễ bị muỗi đốt mà không biết.
Muỗi vằn chính là vật thể truyền bệnh sốt xuất huyết
Thông qua vết muỗi đốt từ những con mang mầm bệnh, Virus Dengue xâm nhập vào cơ thể. Sau thời gian ủ bệnh từ 4 đến 10 ngày, muỗi mang virus sẽ lan loại virus này cho con người trong suốt thời gian sống còn lại của nó. Cũng chính vì thế mà dịch bệnh sốt xuất huyết nhanh chóng bùng phát gây nhiều nguy hiểm cho con người.
Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em
Các dấu hiệu hay triệu chứng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em không thể hiện quá rõ ràng để chúng ta nhận biết được sớm. Nhưng dù là người lớn hay trẻ em thì khi bị nhiễm sốt xuất huyết sẽ đều xuất hiện những triệu chứng thường gặp sau đây:
- Người luôn cảm thấy kích thích, bồn chồn, mỏi mệt, chán ăn,…
- Xuất hiện những cơn đau bụng, buồn nôn.
- Sốt cao đột ngột, hoặc sốt kéo dài liên tục..
- Đau cơ, đau khớp, nhức hai góc mắt.
- Có xuất hiện những chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu cam hoặc chảy máu chân răng.
Đặc biệt, với những trẻ sơ sinh bị nhiễm virus sốt xuất huyết thường có thêm một số các dấu hiệu như: hay quấy khóc, ngủ li bì, bỏ bú, ít tiểu tiện, phù nề,… Các con còn quá nhỏ để thể hiện hay thông báo cho bố mẹ biết những điều khó chịu này vì thế bạn cần để ý con nhiều hơn để sớm phát hiện những dấu hiệu của bệnh.
Sốt cao kéo dài liên tục là một biểu hiện nổi bật của bệnh sốt xuất huyết
Khi bị sốt suất huyết, dấu hiệu bị bệnh thường bắt đầu hiện rõ ràng nhất sau 07-10 ngày bị muỗi đốt. Thế nhưng bệnh lại trở nặng nhanh chóng và kéo dài, làm hệ miễn dịch ở trẻ bị suy yếu, gây mất sức nhanh chóng và việc hồi phục thể trạng khó khắn. Do đó, khi nhận thấy những biểu hiện bệnh lý đầu tiên, cách tốt nhất là bố mẹ hãy đưa trẻ đến ngay trung tâm y tế thay vì tự chữa trị tại nhà.
Chăm sóc trẻ khi trẻ bị sốt xuất huyết
- Khi nhận thấy trẻ có biểu hiện sốt, mẹ cần nhanh chóng tìm cách hạ sốt cho trẻ bằng Paracetamon đơn chất với liều lượng phù hợp. Nhưng tốt nhất là nên có sự can thiệp của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống các loại thuốc như Ibuprofen, aspirin bởi nó sẽ làm gia tình trạng xuất huyết diễn biến phức tạp.
- Lượng thức ăn cũng cần bổ sung nhiều hơn, bạn nên chọn các món ăn dạng lỏng, mềm, giàu dinh dưỡng. Các bữa ăn cũng nên được chia nhỏ.
- Theo dõi thường xuyên và đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất. Dù bé hết sốt nhưng mẹ cũng không được chủ quan. Ở bệnh này, đến ngày thứ 3 trẻ thường hết sốt nhưng đây lại là thời điểm nguy hiểm nhất, trẻ dễ bị sốc, bệnh nặng lên, không chữa trị ngay sẽ có những trường hợp đáng tiếc.
- Cho trẻ uống nhiều nước hơn, gồm; nước lọc, nước hoa quả như cam, chanh, bưởi… để cung cấp Vitamin C giúp làm giảm tình trạng xuất huyết.
Cung cấp nước và hoa quả cho trẻ để tránh mất nước cơ thể
- Không tự ý hạ sốt cho bé bằng những mẹo dân gian và cũng không đưa bé đến các cơ sở y tế kém chất lượng để điều trị.
- Tốt nhất khi thấy những biểu hiện bất thường thì mẹ nên cho bé đi khám để được điều trị theo 1 liệu trình khoa học nhất.
Phòng bệnh sốt xuất huyết cho trẻ
- Muỗi là vật thể truyền bệnh sốt xuất huyết, do đó, xung quanh môi trường sống bạn cần vệ sinh sạch sẽ, hạn chế tối đa muỗi sản sinh và phát triển. Tiến hành phun thuốc chống muỗi 1 lần/ 1 năm, diệt muỗi bằng việc sử dụng bình xịt muỗi, bôi kem chống muỗi cho trẻ.
- Không cho trẻ vui chơi ở những nơi ẩm thấp, tối tăm.
- Khi trẻ ngủ nên buông màn cho con
- Cung cấp dinh dưỡng cho trẻ để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em và cách phòng và điều trị. Sốt xuất huyết là bệnh rất nguy hiểm nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời. Các bậc cha mẹ nên nắm rõ các thông tin về căn bệnh này để có cách phòng ngừa và chữa trị cho bé một cách nhanh chóng nhất.