Trẻ em sinh ra không tự nhiên trở thành những người tốt hay người xấu, và đã là bậc làm cha làm mẹ thì chúng ta không bao giờ nên để chúng bơ vơ. Các con cần có sự dạy bảo và giúp đỡ của người lớn để học được cách quan tâm, tôn trọng, sống có trách nhiệm với cộng đồng ngay từ nhỏ.
Trẻ luôn cần bố mẹ đồng hành từ giai đoạn ấu thơ để giúp con trở thành người tử tế. Vậy làm thế nào để có được cách dạy con biết cư xử hiệu quả nhất, mời các bậc phụ huynh cùng theo dõi nội dung được chia sẻ dưới đây nhé.
Dạy con kiểm soát cảm xúc
Buồn bã, tức giận hay thất vọng đều gây ra ảnh hưởng tới trẻ ở mức độ nghiêm trọng giống như với người lớn. Và nhiệm vụ của các bậc phụ huynh chính là dạy cho con mình những bài học về cách đối mặt với những cảm xúc tiêu cực ấy. Đồng thời, bạn cũng cần nói cho con hiểu rằng con không nên lãng phí quá nhiều thời gian, năng lượng vào những chuyện không hay đó.
Cụ thể, khi chơi cùng con, bạn hãy dạy trẻ cách kiểm soát như sau: hít sâu bằng mũi, thở mạnh bằng miệng và đếm từ 1 đến 5. Khi gặp tình huống nổi giận, bạn hãy nhắc lại với con điều này và cùng còn thực hiện chúng. Khi hình thành nên thói quen này con sẽ dễ dàng kiểm soát cảm xúc của mình hơn.
Hãy dạy cho con cách làm chủ cảm xúc của mình
Quan tâm tới những người xung quanh
Các bậc phụ huynh thường quan tâm hơn đến thành tích hay niềm vui của con hơn là việc con có biết quan tâm mọi người xung quanh không. Nhưng trẻ rất cần học cách cân bằng giữa cảm xúc bản thân với nhu cầu của người khác. Bố mẹ cần dành thời gian để chia sẻ cho con hiểu được rằng, việc quan tâm đến những người xung quanh là điều nên được ưu tiên hàng đầu. Bố mẹ nên đặt ra cho bé những “kỳ vọng” cao hơn về đạo đức, như yêu cầu con thực hiện lời hứa của mình dù có thể trẻ không vui vì điều đó.
Biết giúp kẻ yếu thế hơn
Việc trẻ biết chia sẻ, đồng cảm với người thân, bạn bè, và với cả những người cần sự giúp đỡ cũng vô cùng quan trọng. Hãy đề nghị con đặt mình vào tình huống: Con tham gia lớp học múa nhưng có một số bạn lại không chào đón con. Lúc này cảm giá của con sẽ thế nào? Khi con hiểu được ý nghĩa của sự đồng cảm, chia sẻ với người khác. Hoặc đi ngoài đường nếu vô tình gặp một người có hoàn cảnh khó khăn, bạn hãy hỏi ý kiến con xem nên làm thế nào? Nếu con chưa biết bố mẹ hãy làm gương để con dần học hỏi theo.
Khuyến khích con giúp đỡ và sẻ chia với hoàn cảnh khó khăn
Dạy con biết ơn
Không bao giờ là muộn để trở thành một người tốt, nhưng điều đó không tự nhiên mà có. Trẻ em cũng cần thể hiện sự quan tâm với người khác và thể hiện lòng biết ơn đối với những người chăm sóc cho mình. Bố mẹ hãy để cho bé hiểu rằng không cần cảm thấy xấu hổ khi thừa nhận với ai đó rằng mình biết ơn họ.
Học cách quan tâm hay chăm sóc những người xung quanh cũng giống như học cách chơi một nhạc cụ vậy. Trẻ cần làm đi làm lại để hình thành một thói quen tốt, dù đó chỉ là những việc đơn giản như dọn dẹp nhà cửa hay giúp em bé ở nhà làm bài tập về nhà. Đồng thời hãy khuyến khích con nói lời càm ơn mỗi khi có thể. Có một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người có thói quen thể hiện lòng biết ơn thường có xu hướng hào phóng hơn, nhân từ hơn và rộng lượng hơn.
Để dạy cho con bài học này bố mẹ có thể trò chuyện với con về những hành vị quan tâm hay vô tâm mà trẻ bắt gặp. Bên cạnh đó bố mẹ hãy cùng con thể hiện sự biết ơn của mình mỗi ngày như cảm ơn mẹ đã nấu một bữa cơm ngon cho cả nhà, cảm ơn bố đã đưa rước con đi học, cảm ơn anh hai đã giúp em làm bài về nhà… Nên bày tỏ sự cảm kích với những người đã giúp con có một cuộc sống tươi đẹp.
Tạo cơ hội để các con thể hiện sự chăm sóc và lòng biết ơn
Cha mẹ cần là một tấm gương về đạo đức
Trẻ học được các giá trị đạo đức bằng việc học hỏi, bắt chước những hành động của người mà các con gần gũi. Các con cũng tiếp thu cách xử lý các tình huống đạo đức khó xử của người lớn. Vai trò của bố mẹ là người cố vấn vì thế chúng ta cần trở thành hình mẫu về sự công bằng, trung thực và chăm sóc người khác. Và không ai hoàn hảo cả, nên nếu mắc sai lầm thì bạn cũng nên thẳng thắn thừa nhận nó với bé. Chúng ta cần phải tôn trọng suy nghĩ của con và lắng nghe quan điểm của bé.
Dành nhiều thời gian cho con
Đừng để câu chuyện về hình phạt và các nguyên tắc là chủ đề của những cuộc trò chuyện giữa cha mẹ và con cái. Hãy cố gắng để có thể xây dựng với con mình một mối quan hệ tin cậy bằng dành thời gian cho con, cách chơi với trẻ và đừng quên thể hiện cho con biết bạn yêu con nhiều thế nào. Những điều này sẽ giúp trẻ trở thành một người chân thành, tử tế, biết chia sẻ với người xung quanh.
Trên đây là những chia sẻ về cách dạy con biết cư xử, hy vọng những thông tin này sẽ thực sự hữu ích cho bạn trong việc nuôi dưỡng một đứa trẻ thông minh, ngoan ngoãn.