“Vì sao trẻ luôn không tập trung trong việc học tập” là vấn đề mà bậc phụ huynh nào vô cùng trăn trở khi nhắc đến. Trẻ nhỏ thường có rất nhiều mối tò mò về những điều xung quanh, vì thế mà các con luôn rất dễ bị xao nhãng vì những thứ rất đơn giản.
Điều này diễn ra lâu dài sẽ có những ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả học tập của con. Vậy đâu là cách dạy trẻ tập trung hiệu quả nhất mà bố mẹ có thể áp dụng? Mời bạn cùng chúng tôi theo dõi nội dung bài viết dưới đây nhé.
Sự mất tập trưng ở trẻ có nhiều nguyên nhân, từ đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm tính cách, ảnh hưởng của giáo dục, hay thậm chí là do não bộ khiếm khuyết… Để có thể nắm được nguyên nhân chính của vấn đề không tập trung ở trẻ và đưa ra cách dạy trẻ tập trung phù hợp là điều mà bố mẹ nào cũng mong muốn.
Tuy nhiên việc thực hiện lại chưa bao giờ dễ dàng. Vì thế mà chúng tôi đã tổng hợp nội dung bài viết dưới đây để bố mẹ dễ dàng đưa ra cách thức riêng cho mình.
Nhận biết về biểu hiện mất tập trung ở trẻ:
- Trẻ không tập trung khi học tập
Trong giờ học, trẻ thích nghịch các đồ vật xung quanh, nằm bò ra bàn hay tự do nói chuyện về những chủ đề không liên quan đến bài học.
Trẻ thường bị phân tâm bởi những hoạt động ngoài lề
- Trẻ thiếu tập trung trong khi nghe ý kiến từ mọi người
Những trẻ kém tập trung trong học tập thường cũng không có đủ kiên trì để lắng nghe ý kiến từ những người xung quanh. Trong một vấn đề tập thể, trẻ thường lơ đãng, chạy tự do hay ngồi im lặng.
- Trẻ thiếu tập trung trong vấn đề yêu cầu tư duy và kiên trì
Do yêu cầu về thời gian tham gia nên những trẻ thiếu tập trung cũng gặp nhiều hạn chế trong những trò chơi này. Ở những phút đầu trẻ có thể dành cho trò chơi sự hứng thú lớn nhưng chỉ một thời gian sau đó trẻ sẽ chán và phá vỡ trò chơi.
Ví dụ: Trò chơi Lego, đây là một trò chơi đòi hỏi sự kiên trì, tập trung, vì thế những trẻ thiếu tập trung chỉ chơi được một lúc sẽ bỏ dở.
Có rất nhiều biểu hiện về sự mất tập trung trong học tập ở trẻ và trên đây chỉ là những biểu hiện thông thường nhất. Vì thế các bậc phụ huynh cần phải tủ mỉ hơn khi đánh giá những biểu hiện của con mình để tìm hướng khắc phục cùng con.
Nguyên nhân trẻ không tập trung trong học tập:
- Chế độ dinh dưỡng nghèo chất sắt:
Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho trẻ bị mất tập trung. Nhiều trẻ được bố mẹ cho ăn chế độ dinh dưỡng chứa hàm lượng đường cao và hạn chế về thực phẩm tươi như rau xanh, hay sữa để bổ sung sắt. Dẫn đến biểu hiện của việc thiếu sắt là chân tay bồn chồn, không thể ngồi yên trên ghế, gây mệt mỏi thể chất, giảm chú ý…
Thiếu ngủ cũng là nguyên nhân dẫn đến sự mất tập trung ở trẻ
- Không được ngủ đủ giấc
Trẻ em cần ngủ đủ từ 10 đến 11 tiếng/ ngày. Và khi không được ngủ đủ giấc trẻ sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, giảm chú ý, trí nhớ kém.
- Sử dụng quá nhiều thiết bị công nghệ
Một số bậc phụ huynh thường xuyên cho con chơi các thiết bị điện tử thông minh như iPad, smartphone. Nhưng bạn có biết rằng ánh sáng xanh phát ra từ những thiết bị này có thể làm ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ, làm giảm khả năng phát triển não bộ, khiến trẻ dễ bị phân tâm.
- Phương pháp giáo dục của gia đình
Nguyên nhân này xuất phát từ cách dạy con của nhiều bố mẹ đó là tạo cho con thói quen mất tập trung như: vừa ăn vừa chơi, vừa học bài vừa ăn vặt… Một số trẻ không thể tập trung do thiếu tính kỷ luật vì cha mẹ đã không rèn giũa con từ nhỏ.
- Không gian hoạt động gây ảnh hưởng
Bố mẹ nên đánh giá lại không gian hoạt động của bé như phòng học, phòng ngủ… Nếu không gian này có nhiều âm thanh hay không thoáng mát, sạch sẽ thì cũng dễ khiến trẻ bị mất tập trung.
Bởi tập trung là một kỹ năng quan trọng, nó được xem là tiền đề cho những bước phát triển trong tương lai. Vì thế cách dạy trẻ tập trung là điều cần thiết mà bố mẹ cần biết.
Hãy cho con không gian học tập, vui chơi thoải mái
Gợi ý cách dạy trẻ tập trung hiệu quả
Hãy cảm thông với trẻ: Việc dạy dỗ những trẻ có khả năng tập trung kém thường khiến bạn mất kiên nhẫn. Thế nhưng đừng vội mắng con bởi trong lúc này trẻ rất cần đến sự đồng cảm từ cha mẹ.
Ngồi cùng trẻ: một nghiên cứu đã chỉ ra: Một đứa bé sẽ ngồi học lâu hơn nếu có phụ huynh ngồi cùng. Bởi điều này mang đến cho chúng cảm giác thoải mái, yên tâm và dễ chịu hơn.
Tạo góc học tập yên tĩnh: Nếu góc học tập quá ồn ào cũng sẽ khiến trẻ kém tập trung, vì thế bạn hãy cùng con sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp không gian này.
Đặt ra mục tiêu để dạy trẻ tập trung khi học: Khi có một mục tiêu để hướng đến thì trẻ sẽ có hứng thú hơn trong học tập. Nhưng hãy nhớ mục tiêu cần phải vừa với sức của trẻ. Và khi con chưa thể hoàn thành mục tiêu thì bố mẹ cũng không nên trách mắng, hãy khích lệ để con cố gắng hơn.
Xen kẽ giữa thời gian học và chơi: Hãy để cho trẻ quyền được lựa chọn chơi trước, trong hay sau giờ học. Hãy để con có không gian chơi thoải mái và sau đó chúng sẽ tập trung hơn trong việc học.
Trên đây chỉ là một số gợi ý về cách dạy trẻ tập trung hiệu quả, còn vô số những cách khác mà mẹ có thể lựa chọn. Nhưng hy vọng với thông tin này phần nào đã cho bạn thêm kinh nghiệm để dạy con tốt hơn.