Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm trẻ bị ho nhiều


Ho là một phản xạ có lợi cho cơ thể để đưa vi trùng, đờm nhớt ra ngoài để bảo đường hô hấp, giúp đường thở được thông thoáng. Dù là phản xạ có lợi, nhưng khi bé ho nhiều thì khiến bố mẹ vô cùng lo lắng về những nguy hiểm và biến chứng sẽ gây ra. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì và làm thế nào để điều trị dứt điểm thì cần bố mẹ tìm hiểu.


Nội dung bài viết hom nay Elite Symbol sẽ chia sẻ đến bạn một vài thông tin về tình trạng này, hãy theo dõi để biết cách giải quyết khi trẻ ho nhiều phải làm sao nhé.

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị ho kéo dài

Ho là tình trạng khá phổ biến ở trẻ, có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này, cụ thể là:

- Nhiễm trùng đường hô hấp trên

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng ho kéo dài ở trẻ em. Bệnh xuất hiện do nhiễm khuẩn, nhiễm virus, lây nhiễm qua hô hấp, khiến cho trẻ bị ho kéo dài từ 6-7 ngày. Bên cạnh triệu chứng ho kéo dài, trẻ còn có biểu hiện của sốt, hắt hơi, đau đầu, chảy nước mũi, mệt mỏi,...

- Hen phế quản

Hen phế quản hay còn gọi là hen suyễn là bệnh lý co thắt và viêm đường hô hấp dưới ở trẻ em. Nó gây nên tình trạng viêm khí quản, gây triệu chứng thở rít tái phát. Với những trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, khi bị hen phế quản trẻ thường có biểu hiện ho kéo dài.


Hen phế quản là một trong những nguyên nhân gây ho kéo dài ở trẻ

Một số tác nhân có thể gây nên tình trạng hen phế quản ở trẻ là: Lông thú, phấn hoa, khói thuốc, khí thải và một số thực phẩm nhất định,... Trẻ mắc bệnh này thường xuất hiện những đợt kho khan kéo dài, ho từng cơn, tức ngực và thở rít.

- Chảy dịch mũi sau

Khi cơ thể con trẻ sản sinh ra một lượng chất nhầy quá mức có thể dẫn đến hiện tượng chảy dịch mũi sau. Chất nhờn chảy xuống sau cổ họng, kích thích dây thần kinh và gây ho kéo dài ở trẻ. Loại ho này khiến trẻ bị ngứa cổ, hắt hơi, mắt ngứa, chảy nước mắt và thường trở nặng vào ban đêm.

- Trào ngược dạ dày - thực quản

 Một trong nguyên nhân gây ho mạn tính ở cả trẻ em và người lớn chính là trào ngược dạ dày - thực quản. Khi axit từ dạ dày bị rò rỉ ngược trở lại sẽ gây ra tình trạng này và khiến trẻ ho kéo dài. Nhất là khi trẻ nằm xuống vào buổi tôi, tình trạng này sẽ chuyển biến năng hơn.

- Ho gà

Ho gà là một bệnh do vi khuẩn gây ra, nó có nguy cơ lây lan qua đường hô hấp. Các triệu chứng thông thường của bệnh là: cơn ho kéo dài, đi kèm sốt, ngừng thở, nôn trớ, tím tái sau cơn ho, nhịp tim châm,... Những biểu hiện này sẽ xuất hiện sau khi nhiễm trùng khoảng 5 đến 10 ngày.

- Viêm phổi

Viêm phổi là bệnh nhiễm trùng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nó do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Các biểu hiện cụ thể của bệnh gồm sốt, run rẩy, cảm giác ớn lạnh, khó thở và ho kéo dài.


Viêm phổi là bệnh thường gặp nhất ở trẻ nhỏ

- Dị vật đường thở

Khi đường thở bị mắc dị vật, trẻ sẽ có biểu hiện ho sặc sụa, ngạt thở, tím tái, chảy nước mắt nước mũi,... Trong trường hợp dị vật bị bỏ quên ở đường thở, trẻ sẽ bị ho kéo dài và viêm phổi.

- Một số nguyên nhân khác

Bên cạnh những nguyên nhân đã được nhắc đến thì tình trạng ho kéo dài ở trẻ có thể do lạm dụng thuốc xịt giảm xung huyết mũi gây ra. Hoặc do thời tiết như không khí hanh khô hoặc quá ẩm ướt cũng có thể gây ho khan kéo dài ở trẻ.

Trẻ ho nhiều phải làm sao?

Tùy vào từng nguyên nhân gây nên tình trạng ho ở trẻ mà mẹ sẽ lựa chọn những cách điều trị khác nhau. Để biết trẻ ho nhiều phải làm sao, bạn hãy đi vào từng trường hợp cụ thể như sau:

- Trường hợp trẻ bị ho thông thường

Nếu trẻ bị ho hoặc cảm lạnh với những biểu hiện như: viêm họng, ho khan, nghẹt mũi… thì mẹ nên áp dụng một trong những cách chữa trị sau:

+ Cho bé bú đủ, việc bú đủ sẽ giúp cung cấp nước, làm lỏng dịch đờm, giúp giảm ho hiệu quả.

+ Dùng nước muối sinh lý để rửa mũi cho bé, nhằm giúp giảm đờm và hạn chế tình trạng ho khan.

+ Không sử dụng tùy tiện các loại thuốc ho và thuốc trị cảm khi trẻ bị cảm lạnh thông thường. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ là lựa chọn tốt nhất.


Hãy cho trẻ đến các cơ sở ý tế để thăm khám khi ho kéo dài

- Trường hợp trẻ bị ho do viêm phế quản

Nếu trẻ bị ho kéo dài do viêm phế quản với những triệu chứng như: thở yếu, da tái xanh, ho theo cơn...  thì mẹ có thể sử dụng những phương pháp điều trị sau:

+ Hãy bế bé ở tư thế vác vai, vỗ nhẹ vào lưng bé để làm dịu cơn ho.

+ Khi trời trở lạnh, mẹ hãy dùng hơi nước ấm cho bé hít thở nhằm giúp làm dịu đi cơn ho của trẻ.

+ Những ngày trời mát, không khí trong lành thì bạn nên cho bé ra ngoài đi dạo để bé được dễ thở hơn.

+ Khi độ ẩm không khí tăng cao mẹ nên mở máy làm ẩm không khí để giúp phế quản của trẻ được dễ chịu hơn.

+ Sau 3 - 5 ngày, nếu tình trạng bệnh không chuyển biến tích cực thì nên đưa bé đến bác sĩ để được khám và điều trị.

- Trường hợp trẻ bị ho do viêm phổi

Trẻ bị ho kéo dài do viêm phổi thường xảy ra nhiều vào thời điểm giao mùa. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng này là do các virus và vi khuẩn gây bệnh, gây ra nhiễm trùng về đường hô hấp. Vì vậy, khi thấy trẻ bị ho kéo dài kèm theo sốt cao, ho ra đờm thì mẹ nên cho trẻ đến bệnh viện, trung tâm y tế để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bệnh ho của bé là biểu hiện khá thường gặp ở trẻ em. Nhưng khi đã tìm ra được nguyên nhân khiến bé bị ho kéo dài thì bạn sẽ dễ dàng có cách điều trị thích hợp nhất cho bé. Qua bài viết trên đây, chắc chắn mẹ đã không còn băn khoăn trẻ ho nhiều phải làm sao. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ ở trên sẽ giúp cho bé yêu được chăm sóc một cách toàn diện.