Một số bà mẹ nhất định cho rằng trẻ phải trên 6 tháng tuổi mới có thể bắt đầu chế độ ăn dặm. Nhưng không hẳn như vậy bởi thời điểm ăn dặm ở mỗi trẻ sẽ có sự khác nhau tùy theo sự phát triển riêng của từng bé. Có một số trẻ ngay từ 4 – 5 tháng tuổi đã được mẹ cho làm quen với thực đơn ăn dặm, và bé tỏ ra khá thích thú.
Nếu bạn muốn lên thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi một cách khoa học thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé.
1. Biểu hiện muốn ăn dặm ở trẻ 5 tháng tuổi
Hãy căn cứ vào những biểu hiện này để mẹ đưa ra quyết định về thời điểm ăn dặm cho né. Một số biểu hiện cụ thể được tổng hợp lại như sau:
- Miệng bé thường tóp tép nhai những lúc rảnh rỗi.
- Khi thấy người lớn ăn là bé cũng bị kích thích vị khác, tỏ ra thích thú bằng cách đùn lưỡi liên tục.
- Bé tỏ ra vẫn muốn ăn dù đã bú no sữa.
- Không muốn đợi đến lần bú tiếp theo.
- Giấc ngủ của bé thường xuyên bị ngắt quãng vì bé đòi ăn.
Mẹ có thể theo dõi những dấu hiệu này để đánh và đưa ra quyết định đã nên cho trẻ 5 tháng tuổi ăn dặm hay chưa. Nếu thấy hầu hết những biểu hiện trên thì dù trẻ mới chỉ 5 tháng tuổi nhưng mẹ đã có thể bắt tay vào việc lên thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi rồi nhé.
Tùy theo từng trẻ mà mẹ có thể bắt đầu cho con ăn dặm vào tháng thứ 5
2. Lượng thức ăn trong mỗi bữa ăn dặm?
Khi bắt đầu cho bé ăn dặm, khối lượng thức ăn của bé sẽ tính bằng thìa, mỗi thìa thức ăn tương đương với 5 ml. Trong những ngày đầu tiên, mẹ chỉ nên cho bé ăn 1 thìa một để dần làm quen. Sau đó tăng dần khối lượng lên theo sự hưởng ứng của trẻ và thời gian trẻ đã thích ứng được.
Tuy nhiên bạn nên lưu ý, tối đa cho 1 lần ăn nên dừng lại ở mức 7 thìa, không nên cho trẻ ăn dặm quá nhiều cùng 1 lúc. Trong quá trình ăn mẹ cũng cần thật sự bình tĩnh và kiên trì khi cho bé ăn, không được nên nôn nóng hay vội vã muốn trẻ ăn thật nhanh. Bởi ở thời điểm 5 tháng tuổi, mục tiêu chính ở việc ăn dặm chỉ là để con làm quen với các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Còn con vẫn sẽ bú sữa mẹ để có được bữa ăn đủ no.
3. Quy định về dạng thức ăn cho bé ăn dặm
Trẻ 5 tháng tuổi vẫn bú sữa mẹ hoặc ăn sữa công thức theo nhu cầu của cơ thể bé. Khi kết hợp với thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi thì bạn cần lưu ý: số lượng bữa ăn là 1 bữa/ngày và dạng thực phẩm phải được nghiền nhuyễn hoặc dạng lỏng.
Thứ tự nhóm thực phẩm trong thực đơn ăn dặm cho bé là:
- Nhóm 1: ngũ cốc (bắt đầu từ cháo trằng rây kỹ)
- Nhóm 2: rau, quả (xay thật nhỏ, rây kĩ)
- Nhóm 3: cá, thịt, tôm, trứng, đậu phụ (xay nhuyễn)
Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi đảm bảo dinh dưỡng với đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng sau:
- Nhóm đường bột: gạo, khoai tây, khoai lang, bánh mỳ.
Thực đơn ăn dặm của bé cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng
- Nhóm đạm: sữa, lòng đỏ trứng.
- Nhóm chất béo: dầu thực vật, mỡ động vật, các loại hạt, sữa, các chế phẩm từ sữa.
- Nhóm vitamin và khoáng chất: cà rốt, bông cải, cà chua, củ cải, táo, dâu tây, các loại rau lá xanh (màu lá càng sậm càng nhiều vitamin),…
4. Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi
Ở giai đoạn 5 tháng tuổi, nguồn dinh dưỡng chính cho bé vẫn là sữa mẹ, vì thế việc ăn dặm ở thời điểm này chủ yếu là để con làm quen với thức ăn, với thìa và tập nuốt. Do đó mẹ chưa cần quá quan tâm đến số lượng thức ăn trẻ sẽ ăn hay làm sao cho thức ăn có nhiều chất.
Một số lưu ý trong việc cho trẻ 5 tháng tuổi ăn dặm là:
- Khi bắt đầu thực đơn ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn thử bột loãng (tỷ lệ bột : nước là 1:10), hoặc cháo trắng theo tỉ lệ 1 gạo -10 nước. Lượng thức ăn trong tuần đầu tiên sẽ là khoảng từ 5ml – 10ml/ ngày.
- Sang tuần thứ 2, ngoài cháo trắng (15ml – 25ml), mẹ cho bé ăn dặm thêm cà rốt (5ml), bí đỏ (5ml) và cà chua (5ml).
- Khi bé đã quen dần thì ở tuần thứ 3, mẹ có thể tăng số lượng thức ăn lên mỗi ngày. Cháo trắng (khoảng 40ml) kết hợp thêm các loại rau củ quả như rau ngót (10ml), rau cải bó xôi (10ml), su hào (10ml). Sao cho tổng lượng thức ăn mà bé nạp vào cơ thể là khoảng 40ml – 50ml/ ngày.
Cháo loãng kết hợp cải bó xôi sẽ là một bữa ăn đầy dinh dưỡng cho bé
- Ở tuần thứ 4, mẹ vẫn duy trì thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi như tuần trước. Đồng thời khi bé đã quen với các loại thực phẩm thì mẹ có thể tăng dần số bữa ăn trong ngày lên 2 bữa hay 3 bữa tùy theo nhu cầu của trẻ.
- Mẹ cũng cần lưu ý trong thực đơn ăn dặm của trẻ nên bổ sung thêm dầu ăn. Mẹ hãy yên tâm rằng với lượng vừa đủ (khoảng 1 thìa cà phê/ một bát bột) thì con sẽ không bị ngấy hay khó ăn đâu nhé. Mà hơn hết nó sẽ cung cấp vitamin, omega3 và hỗ trợ bé hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn.
Dưới đây là thực đơn ăn dặm trong 1 tuần cho bé 5 tháng tuổi:
Thứ 2: 03 thìa bột sữa + 1 thìa cà rốt nghiền
Thứ 3: 03 thìa bột sữa + 1 thìa bí đỏ nghiền
Thứ 4: 03 thìa bột sữa + 1 thìa khoai tây nghiền
Thứ 5: 04 thìa bột sữa + 2 thìa cà chua và nước táo
Thứ 6: 04 thìa bột sữa + 2 thìa súp bắp cải
Thứ 7: 04 thìa bột sữa + 2 thìa bí đỏ nghiền
Chủ nhật: 04 thìa bột sữa + 2 thìa khoai tây sốt cà chua
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến mẹ một số thông tin về thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi. Với những gợi ý này chúng tôi tin chắc mẹ đã có được các kiến thức hữu ích trong việc chuẩn bị một bữa ăn dặm thật ngon cho bé.
Chúc các bé ngon miệng!