Thuyết
trình là một kỹ năng quan trọng được áp dụng phổ biến trong công việc lẫn học
tập. Thế nhưng muốn nó đạt hiệu quả cao, chúng ta cần có sự luyện tập thường
xuyên và chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bắt đầu. Thử áp dụng những mẹo sau được
chia sẻ bởi Elite Symbol- trung tâm tư vấn Sinh trắc học dấu vân tay tại hcm.
1.
Thực hành
Dành
lượng thời gian mỗi ngày để luyện tập cho phần trình bày bằng cách nói ra những
gì bạn muốn. Đồng thời, bạn có thể ghi âm lại tất cả rồi lắng nghe. Mục đích
của việc này là giúp bạn điều chỉnh những chỗ sai sót, giọng điệu và cách lập
luận khi nói.
2.Tăng
năng lượng Into Enthusiasm
Đây
là năng lượng tạo sự hứng thú và nhiệt huyết cho bạn khi trò chuyện. Bạn có thể
tạo ra nó bằng cách uống nước và nghe nhạc trước khi trình bày. Cách này giúp
bạn giảm căng thẳng và tập trung vào buổi nói chuyện sắp tới hơn.
Mẹo để bạn có buổi thuyết trình hiệu quả
3.
Tham gia những buổi thuyết trình khác
Tham
dự một số cuộc họp hoặc đàm phán khác vừa thể hiện sự tôn trọng của bạn với
người thuyết trình, vừa giúp bạn học thêm những kỹ năng mới từ họ. Sau đó, bạn
có thể vận dụng khéo léo giúp bài nói của mình đạt hiệu quả tốt hơn.
4.
Có mặt sớm trong buổi thuyết trình
Khi
đến sớm, bạn sẽ có nhiều thời gian để xử lý một số vấn đề phát sinh và chuẩn bị
kỹ lưỡng hơn. Đồng thời, tâm lý của bạn cũng sẽ ổn định và chủ động hơn giúp
buổi thuyết trình diễn ra suôn sẻ.
5.
Giao tiếp bằng mắt với cả khán phòng
Khi
thuyết trình bạn nên thay đổi hướng nhìn và phân bổ nó đến nhiều vị trí trong
khán phòng nhằm giao tiếp với người ngồi phía dưới. Cách này vừa tạo sự thân
thiện, vừa giúp mọi người tập trung lắng nghe bạn. Đồng thời, bạn cũng sẽ nhìn
thấy thái độ của người nghe để có sự điều chỉnh phù hợp.
6.
Tương tác với khách hàng
Bạn
có thể đưa ra những câu hỏi giao lưu cho người tham dự sự kiện. Đồng thời, bạn
để họ được hỏi và giải đáp những thắc mắc của khán giả. Ngoài ra, chúng ta nên
tạo ra một số trò chơi nho nhỏ để tạo cảm hứng và sự vận động cho những người
ngồi dưới.
7.
Tư duy tích cực
Đây
là cách mang đến sự hưng phấn về tâm lý cho bạn. Nhờ đó, bạn sẽ tự tin hơn khi
thuyết trình. Nó giúp bạn xóa bỏ rào cản sợ hãi trước khi bắt đầu buổi nói
chuyện.
8.
Tin vào khán giả
Nhiều
người thường lo lắng sẽ bị khán giả cười chê nếu lỡ nói sai điều gì đó. Nhưng
thực chất, không phải như vậy, khán giả là những người háo hức mong chờ phần
thuyết trình của bạn và muốn bạn nói thật thú vị để họ học thêm những điều mới.
9.
Hít thở sâu
Nếu
lo lắng, cơ bắp của bạn sẽ thắt chặt lại, bạn cũng sẽ khó thở. Lúc đó, bạn hãy
hít thở thật sâu. Cách này giúp máu được lưu thông tốt, cung cấp nhiều oxy lên
não bộ. Nhờ đó bạn sẽ thấy thư giãn và dễ chịu hơn.
10.
Cười tươi
Theo
nghiên cứu, khi chúng ta cười, lượng endorphins. Đây là chất giúp giảm sự lo
lắng, mang đến sự phấn chấn và bình tĩnh hơn. Mỉm cười cũng là mẹo trong giao
tiếp nhằm tạo thiện cảm với người khác cũng như thể hiện sự tự tin của người
nói trước đám đông.
Thuyết trình bằng ánh mắt cho bạn thành công
11.
Tập thể dục
Việc
tập thể dục mỗi buổi sáng làm cơ thể tiết ra chất endorphins. Chất này giúp
chúng ta cảm thấy hưng phấn, có năng lượng hơn.
12.
Tạo các điểm dừng thông minh
Trong
lúc thuyết trình sẽ có lúc bạn cảm thấy lo lắng khiến nhịp tim tăng lên, giọng
nói và âm vực cũng bị ảnh hưởng. Khi đó bạn có thể dành ra vài giây đến vài
phút dừng lại để thoải mái hơn.
13.
Chuẩn bị bài thuyết trình có chọn lọc
Để
bài thuyết trình không bị loãng, bạn nên loại bỏ bớt những thông tin không cần
thiết. Thay vào đó, chỉ giữ lại những thông tin quan trọng để xoáy vào vấn đề
trọng tâm. Cách này vừa giúp người nghe nắm được ý chính, vừa giúp bài thuyết
trình của bạn gọn hơn.